Dự Án Xây Dựng Cao Tốc Dầu Giây – Phan Thiết Dần Lộ Diện Chuẩn Bị Đi Vào Hoạt Động

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được coi là tuyến đường huyết mạch của Bình Thuận sau khi hoàn thiện, giúp kết nối Bình Thuận với TP.HCM và Đồng Nai. Tuyến cao tốc cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, bất động sản của Phan Thiết – Bình Thuận với lợi thế kết nối thuận tiện với sân bay quốc tế Long Thành, nhờ đó Dự án Mũi Né Summerland cũng sẽ khởi sắc

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Tổng quan Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

+ Quy mô dự án: Tổng chiều dài 99km, rộng hơn 32m, quy mô 6 làn xe với vận tốc thiết kế là 120km/h. Theo thiết kế, đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ được thảm 3 lớp bê tông nhựa. Ngoài gần 100km đường, nhà thầu còn phải thi công có 65 cầu trên cao tốc và cầu vượt cùng hàng chục cống hộp, hầm chui.

+ Tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết là một trong 11 dự án thành phần của dự án Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông được khởi công xây dựng.

+ Hình thức triển khai: Dự án được chuyển đổi từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công.

+ Cao tốc này sẽ đi qua 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Theo Ban quản lý dự án Thăng Long, toàn tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có 4 gói thầu, trong đó gói thầu số 3 và 4 đi qua Đồng Nai; gói thầu số 1 và 2 đi qua tỉnh Bình Thuận.

+ Đoạn qua địa bàn Đồng Nai dài 51,3km gồm 2 gói thầu xây lắp số 3 và 4. Trong đó, gói thầu xây lắp số 3 là gói thầu có khối lượng xây lắp lớn nhất của dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây với chiều dài hơn 35km, cùng với đó nhà thầu phải xây dựng 24 cầu, 16 cống hộp và 5 hầm chui.

+ Liên danh nhà thầu gồm: Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Công ty TNHH Thương mại xây dựng Trung Chính (liên danh Vinaconex – Trung Chính).

+ Tổng vốn đầu tư: dự kiến hơn 12.500 tỷ đồng.

+ Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được khởi công từ cuối tháng 9/2020, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022 và đi vào vận hành đầu năm 2023.

Thực trạng hiện tại Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Hiện tại, dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đang được đồng loạt triển khai xây dựng. Sau gần 1 năm khởi công thì tính đến tháng 7/2021, những km đầu tiên của tuyến đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã được thi công cấp phối đá dăm để chuẩn bị thảm lớp bê tông nhựa thứ nhất, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình thi công dự án này.

Trên toàn tuyến, các nhà thầu đang tổ chức khoảng 70 mũi thi công. Đến nay, cả bốn gói thầu đã hoàn thành hơn 10% khối lượng công việc – đảm bảo tiến độ đề ra. Cụ thể:

– Gói thầu số 4

+ Tháng 1/2021, liên danh nhà thầu Công ty cổ phần Xây dựng Thăng Long và Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 6 khởi công gói thầu số 4, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây với chiều dài 16 km. Hiện nay, dự án đi qua TP Long Khánh dần hiện rõ trục đường. Dự kiến, đến tháng 8/2021 sẽ hoàn thành cấp phối đá dăm hơn 7 km.

+ Việc giám sát chất lượng được Ban quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư dự án) thực hiện thường xuyên để tránh sai sót bởi đây là dự án trọng điểm quốc gia nên các đơn vị thi công trong gói thầu số 4 quán triệt sự nghiêm túc, khoa học theo yêu cầu của chủ đầu tư.

+ Đang thi công công trường cầu vượt trên gói thầu số 4 qua xã Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Ngoài 16 km đường, gói thầu số 4 còn có 10 cầu vượt cắt ngang và hai khu vực xây đường gom dân sinh. Được biết, cầu vượt này nằm trong tuyến đường đã được Đồng Nai quy hoạch nên sẽ làm trước. Cầu cao 4,75 m so với mặt đường cao tốc, đủ điều kiện cho các xe qua lại an toàn, đảm bảo đúng quy định.

–    Gói thầu số 3

+ Gói thầu số 3, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây do liên danh nhà thầu Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam và Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Trung Chính đảm nhận, được khởi công vào tháng 10/2020. Nhiều tháng qua, nhà thầu huy động gần 400 nhân lực, máy móc thiết bị, tổ chức 22 mũi thi công, làm việc cả ngày lẫn đêm. Sau 9 tháng thi công, gói thầu đã hoàn thành đào hữu cơ và đang cấp phối đá dăm.

+ Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc liên danh gói thầu số 3, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, trên tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây gói thầu số 3 là dài nhất, khối lượng công việc lớn nhất. Toàn bộ gói thầu có chiều dài hơn 35 km, 24 cầu, 16 cống hộp và 5 hầm chui.

+ Hiện tại, trụ cầu qua tỉnh lộ 765 ở huyện Xuân Lộc đã được xây dựng xong. Công trình thuộc gói thầu số 3 của dự án, dài 33,5 km.

Theo báo cáo tiến độ mới nhất của Ban Quản lý dự án Thăng Long (thuộc Bộ Giao thông Vận tải), đến cuối tháng 6/2021, tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai đã bàn giao mặt bằng cho dự án đạt 99,7%.

Mặc dù dịch bệnh diễn ra phức tạp, các đơn vị liên quan đã nỗ lực, tập trung mọi nguồn lực thi công. Vượt qua những khó khăn về thời tiết, thiếu vật liệu san lấp, đến nay, tuyến cao tốc đã thành hình, các gói thầu đảm bảo tiến độ đề ra.

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

Lợi ích tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết mang lại

– Về di chuyển

Tuyến cao tốc giúp Bình Thuận gỡ nút thắt về hạ tầng, rút ngắn gần một nửa thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết xuống còn dưới 2 tiếng đồng hồ thay vì 4 – 5 tiếng như hiện nay. Cao tốc sẽ kết nối với sân bay Long Thành, tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TP HCM – Long Thành – Phan Thiết.

– Về kinh tế, bất động sản

Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận.

Bên cạnh đó, nhờ lực đẩy hạ tầng giao thông đường bộ thông suốt, Bình Thuận được kỳ vọng sẽ phát triển trở thành một thị trường bất động sản đầy sôi động, hấp dẫn giới đầu tư.

Với lợi thế của một thành phố biển, Phan Thiết không chỉ có bãi biển đẹp mà hạ tầng giao thông kết nối nơi đây đang được đầu tư mạnh mẽ, đây cũng là động lực hỗ trợ không nhỏ cho thị trường. Trong đó, một trong những nguyên nhân quan trọng giúp BĐS Phan Thiết tăng “nhiệt” là sự hoàn thiện, đồng bộ về hạ tầng giao thông. Các chuyên gia cho biết, trong những năm gần đây, các dự án tại đây ngày càng có sức hút với nhà đầu tư nhờ những thông tin tích cực về hạ tầng.

– Về du lịch

+ Phan Thiết – Bình Thuận là 1 trong “tứ giác vàng du lịch” tại khu vực phía Nam. Cùng với TP.HCM, Nha Trang và Đà Lạt, mảnh đất này nổi danh là điểm đến du lịch thu hút nhiều du khách.

+ Địa phương có tiềm lực du lịch mạnh mẽ với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, giúp cái tên Bình Thuận trở thành một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam. Với sức hút đặc biệt, lượng du khách đến đây luôn ở mức cao. Bình Thuận là một trong những địa danh đón lượng khách du lịch thuộc loại top đầu ở Việt Nam.

+ Chính quyền và người dân địa phương kỳ vọng tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ kích thích được nền kinh tế, đặc biệt là du lịch phát triển. Nhất là khi sự kết nối từ Phan Thiết – Bình Thuận tới các tỉnh thành trong khu vực phía Nam được lưu thông thuận lợi hơn rất nhiều.

Đối với vướng mắc hiện nay, Ban quản lý dự án Thăng Long cho rằng, với nỗ lực từ nhiều phía, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đang được gấp rút được xây dựng và đã dần lộ diện. Tuy nhiên, để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ của dự án, ngành chức năng cần sớm tháo gỡ vướng mắc, sớm cấp phép mỏ vật liệu xây dựng, qua đó giúp nhà thầu có đủ đất đắp nền, góp phần đưa tuyến đường vào khai thác theo đúng kế hoạch để thị trường BĐS Bình Thuận có những tín hiệu hồi phục tích cực.

Mũi Né Summerland

Dự án Summerland Mũi Né là khu phức hợp nghỉ dưỡng, tổ hợp giải trí 5 sao tại Phan Thiết được phát triển bởi công ty Hưng Lộc Phát. Dự án bao gồm nhà phố, nhà phố thương mại (Shophouse), biệt thự biển song lập, biệt thự đơn lập, căn hộ. Hotline: 0377.356789

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *